Charts of the day #10: Tại sao tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ duy trì ở mức thấp
WORLD
1. Tâm điểm vĩ mô tuần trước là dữ liệu từ thị trường lao động Hoa Kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức thấp (3,7%), cho thấy thị trường lao động vẫn đang lành mạnh. Đây là giai đoạn mà tỷ lệ thất nghiệp kéo dài dưới mức 4% lâu nhất, kể từ năm 1969.
2. Điều thú vị là các doanh nghiệp đã liên tục cắt giảm vị trí tuyển dụng từ 2022 đến nay, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn không tăng! Dữ liệu lịch sử cho thấy tỷ lệ thất nghiệp luôn tỷ lệ nghịch với số lượng Job Openings, trừ giai đoạn hiện tại.
3. Tại sao lại có sự bất cân xứng này? Nguyên nhân là cấu trúc thị trường lao động Mỹ đã thay đổi rất mạnh từ đại dịch Covid. Lực lượng lao động Hoa Kỳ (Civilian Labor Force) đã giảm mạnh khi Covid bùng phát và đang dần phục hồi theo xu hướng trước đó. Đây cũng chính là lý do khiến thị thị trường lao động Hoa Kỳ gặp tình trạng thiếu lao động giai đoạn trong và sau Covid.
4. Lực lượng là động là ở phía đầu Cung, còn ở phía đầu Cầu không chỉ có vị trí đang tuyển dụng, nó còn có chính số người có việc làm ở thời điểm hiện tại (cái này là Employment, khác với dữ liệu Nonfarm Payroll mà báo chí hay nhắc). Mặc dù vị trí tuyển dụng giảm, nhưng lao động có việc làm vẫn đang tăng đều đặn.
5. Kết hợp các yếu tố này lại với nhau, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về bức tranh của thị trường lao động Hoa Kỳ. Lượng Cầu lao động (Job Openings + Employment) vẫn đang cao hơn đáng kể so với nguồn Cung (Civilian Labor Force) dù chúng đang có xu hướng hội tụ với nhau. Điều này giúp tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp (dưới 4%), trong ít nhất trong 6 tháng tới.
6. Tại sao thị trường lao động lại là yếu tố mình quan tâm hàng đầu khi nhìn vào nền kinh tế Hoa Kỳ lúc này? Dữ liệu lịch sử cho thấy khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên từ mức đáy đến một tỷ lệ nhất định sẽ có suy thoái xảy ra. Nếu thị trường lao động vẫn khỏe mạnh, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, chúng ta có thể yên tâm là suy thoái sẽ chưa đến.
7. Bên cạnh việc hiện cho sức khỏe của doanh nghiệp, thị trường lao động cũng là nguồn đóng góp chính và thu nhập của người dân Hoa Kỳ, chiếm 60% thu nhập trước thuế và bảo hiểm. Khi thị trường lao động mạnh mẽ, thu nhập của người dân gia tăng và chi tiêu nhiều hơn. Nhưng điều ngược lại có thể khiến kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nặng khi thu nhập và chi tiêu của người dân giảm. Do vậy, ảnh hưởng của thị trường lao động không chỉ mang tính chỉ báo, nó còn là nguyên nhân của suy thoái.
8. Chỉ số Shanghai của Trung Quốc đã giảm 4/5 phiên giao dịch của năm 2024, tương đương mức giảm gần 3% tính từ đầu năm. Phiên giảm điểm hôm qua đưa chỉ số này về vùng đáy 4 năm.
9. Tuy nhiên, mức định giá của nó lại đang ở vùng thấp nhất 10 năm, với PE đạt 11.6 lần. Liệu đây có phải là một “món hời”, khi nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu hồi phục?
10. Giá dầu giảm mạnh mạnh hơn 4% trong ngày 8/1, sau thông tin Arab Saudi sẽ giảm giá bán trong tháng 2.
11. Nếu bạn chưa biết, thì quốc gia Trung Đông này là nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Do vậy, tác động của nó là không hề nhỏ.
12. Giá lợn hơi Trung Quốc đã giảm hơn 16,2% trong 1 quý gần nhất.
VIỆT NAM
13. Điều này có thể ảnh hướng đến giá thịt heo trong nước, đặc biệt là khu vực miền Bắc khi giá heo hơi của Trung Quốc đang thấp hơn chúng ta gần 5.000 đồng/kg.
14. Phiên giao dịch ngày 8/1, nhiều nhóm ngành “bị dòng tiền bỏ rơi” bất ngờ tăng mạnh.
15. Một lần nữa, nhóm cổ phiếu than đang có mức định giá rất “phi lý” khi PE chỉ đạt 2,4 lần.
16. Không chỉ có vậy, nếu tính theo phương pháp dòng tiền, mức định giá thâm chí còn phi lý hơn nhiều khi tỷ lệ Vốn hóa/Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (P/FCFF) của nhiều doanh nghiệp còn chưa đến 1 lần. Điều này có nghĩa là khi bạn bỏ tiền ra mua toàn bộ doanh nghiệp, chỉ cần chưa đến 1 năm là bạn có thể thu được số tiền lớn hơn số tiền bạn bỏ ra ban đầu.
Chúc các bạn có 1 ngày tốt lành!